Ngoại giao Nguyên_Huệ_Tông

Chùa thờ Nhan HồiKhúc Phụ được xây dựng lại vào năm Chí Chính thứ 9 (1349).

Với Tòa thánh Công giáo

Giáo hoàng Gioan XXIIGiáo hoàng Bênêđictô XII đã cho thiết lập nhiều nhà thờ Công giáo khắp Đế quốc Mông Cổ, từ bán đảo Krym cho tới Trung Hoa giữa 1317 và 1343. Tổng giám mục Đại đô Hãn Bát Lý, Giovanni da Montecorvino qua đời năm 1328. Với sự đồng ý của Nguyên Huệ Tông, đội vệ binh Asud có nguồn gốc Alan đã gửi thư thỉnh cầu Giáo hoàng Bênêđictô XII một vị giám mục đô thành mới. Năm 1338, giáo hoàng đã điều tới một phái đoàn, dẫn đầu bởi Giovanni de' Marignolli. Phái đoàn dâng tặng Huệ Tông các vật phẩm, trong đó có ngựa châu Âu loại tốt.

Với Vương quốc Hồi giáo Delhi

Vào khoảng năm 1338, Sultan Muhammad bin Tughluq của Vương quốc Hồi giáo Delhi bổ nhiệm đại sứ Maroc Ibn Battuta đến ngoại giao với Huệ Tông. Món quà mà đại sứ đã dâng lên Huệ Tông bao gồm 200 nô lệ người Hindu. Trên đồng bằng Doab, người Delhi bị tấn công bởi quân nổi dậy Hindu; kỵ binh hoàng gia đã giết chết tất cả 4000 quân nổi loạn trong khi hoàng gia mất 78 người lính, theo Ibn Battuta, những người đã tách ra, bị bắt hoặc trốn thoát nhưng bị giết bởi bọn cướp. Battuta cũng may mắn trốn thoát sang Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho biết khi ông đến Trung Quốc, Kaghan đã chết, nhưng đi xa hơn về phía bắc, thông qua Đại Vận Hà đến Bắc Kinh, và cùng với người đồng hương của ông là Al-Bushri, Ibn Battuta được mời đến Nguyên triều của Huệ Tông trong vai trò là một đại sứ của Vương quốc Hồi giáo Delhi.[6]

Với Nhật Bản

Khi dân Cao Ly bắt được một chiếc tàu đánh cá Nhật Bản mà họ nghĩ là gián điệp, chính quyền Cao Ly đã gửi nó đến Huệ Tông. Ông sau đó đã chủ động trả tự do các ngư dân trở về Nhật Bản. Đáp lại, Mạc phủ Ashikaga đã gửi một đoàn sứ giả do một nhà sư dẫn đầu sang Đại Đô để bày tỏ lòng biết ơn của mình.